Có rất nhiều cuộc thảo luận về lợi ích của ô tô điện so với ô tô sử dụng xăng dầu. Vậy, loại năng lượng nào gây ra ảnh hưởng nặng nề hơn đến môi trường nói chung và sự nóng lên toàn cầu nói riêng. Và tại sao lại như thế?
Nhìn một cách tổng quát, xe điện (EV) tạo nhiều thiện cảm. Nhưng phân tích chi tiết hơn, có thể thấy những mặt trái của việc sử dụng xe điện. Việc sản xuất pin lithium-ion dùng cho xe điện vẫn sẽ sinh ra khí thải Carbon đáng kể. Bên cạnh đó, lithium, coban và các kim loại khác có trong pin khi thải ra cũng gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, vấn đề ùn tắc giao thông cũng không thể được khắc phục bằng biện pháp sử dụng xe điện.
Ở bài viết này, chúng tôi đề cập sơ lược về vấn đề các kim loại nặng có trong pin. Phần lớn bài viết sẽ tập trung phân tích về lượng khí thải Carbon của xe điện.
Trước hết, có thể thấy nhu cầu sử dụng pin lithium-ion ngày càng tăng cao. Không chỉ xe điện, đây là loại pin được sử dụng như nguồn năng lượng chính trong các thiết bị điện tử, bao gồm điện thoại di động, máy tính xách tay. Pin điện dùng trong tô điện ảnh hưởng tăng 58% trong sản lượng lithium được khai thác thập kỷ qua trên toàn thế giới.
Mặc dù việc khai thác là hợp pháp, nhưng nó vẫn gây nên tác động tiêu cực đến môi trường. Quá trình khai thác đòi hỏi một lượng nước lớn, có nguy cơ gây cạn kiệt tầng nước ngầm và ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái ở Atacama Salt Flat, Chile – nơi khai thác lithium lớn nhất thế giới. Vì lý do đó, các nhà nghiên cứu đã phát triển phương pháp thu hồi lithium từ nước.
Sang vấn đề biến đổi khí hậu. Liệu xe điện có thải ra ít Carbon hơn các phương tiện thông thường hay không, và ít hơn bao nhiêu?
Khả năng giảm thiểu khí thải của xe điện
Quá trình so sánh chính xác nhất cần dựa trên phân tích vòng đời của sản phẩm, từ công đoạn khai thác, chế tạo, vận hành và tái chế sau sử dụng. Việc ước tính này không bao giờ hoàn toàn toàn diện, sẽ đổi khác theo từng hoàn cảnh, quốc gia khác nhau.
Ở New Zealand, năm 2017, 82% năng lượng sản xuất điện đến từ các nguồn năng lượng tái tạo. Lượng điện này dùng sạc cho xe hơi. Vậy, so với Úc hay Trung Quốc, xe điện phù hợp để đưa vào sử dụng tạo New Zealand hơn. Nhưng đây chỉ là một phần của câu chuyện, chúng ta không thể kết luận rằng, ô tô điện ở New Zealand không sinh ra có lượng khí thải Carbon.
Tính toán lượng khí thải một vòng đời xe điển, cần xét 3 giai đoạn: giai đoạn sản xuất, giai đoạn sử dụng và giai đoạn tái chế.
Giai đoạn sản xuất
Trong giai đoạn này, đáng chú nhất chính là quy trình khai thác quặng, vận chuyển nguyên liệu, sản xuất linh kiện xe và lắp ráp xe. Một nghiên cứu gần đây về khí thải ô tô ở Trung Quốc ước tính, việc sản xuất ô tô dùng động cơ đốt trong sẽ cho ra lượng khí thải trong giai đoạn này vào khoảng 10,5 tấn Carbon dioxide trên chiếc mỗi xe. Con số này đối với xe điện rơi vào khoảng 13 tấn (bao gồm cả sản xuất pin).
Lượng khí thải từ việc sản xuất pin lithium-ion được ước tính là 3,2 tấn. Giả định mỗi xe điện có tuổi thọ 150.000 km, lượng khí thải từ giai đoạn sản xuất một chiếc xe điện cao hơn xe dùng nhiên liệu hóa thạch. Nhưng để khi tính lượng khí thải toàn vòng đời, nghiên cứu cho thấy xe điện thấp hơn 18% so với xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.
Giai đoạn sử dụng
Trong giai đoạn sử dụng, khí thải từ các chiếc xe điện khác nhau sẽ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào việc sản xuất pin là sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch hay năng lượng tái tạo. .
Để hiểu hơn về lượng khí thải của xe điện, hãy xem xét ví dụ về 2 quốc gia là Úc và New Zealand.
Năm 2018, tỷ lệ năng lượng tái tạo của Úc trong sản xuất điện là khoảng 21% (tương tự Hy Lạp ở mức 22%). Ngược lại, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong sản xuất điện của New Zealand là khoảng 84% (ít hơn 90% so với Pháp). Năm 2018, lượng khí thải trung bình trên xe điện ở Úc là khoảng 170g CO2 mỗi km, trong khi ở New Zealand là khoảng 25g CO2 mỗi km. Từ đó cho thấy, sử dụng một chiếc xe điện ở New Zealand sinh ra lượng khí thải Carbon thấp hơn 7 lần so với ở Úc.
Các nghiên cứu trên cũng cho thấy, trung bình lượng khí thải trong giai đoạn sử dụng từ một chiếc xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch là khoảng 251g CO2 mỗi km, cao hơn 81g CO2 mỗi km so với xe điện tại Úc, và tồi tệ hơn nhiều so với khí thải từ một chiếc xe điện ở New Zealand.
Giai đoạn tái chế
Lượng khí thải chính sinh ra trong giai đoạn tái chế xuất phát từ quá trình tháo dỡ xe, tái chế xe, tái chế pin và thu hồi vật liệu. Lượng khí thải ước tính trong giai đoạn này, dựa trên một nghiên cứu ở Trung Quốc, là khoảng 1,8 tấn cho một chiếc xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch và 2,4 tấn cho một chiếc xe điện (bao gồm cả giai đoạn tái chế pin). Sự khác biệt này chủ yếu là do lượng khí thải từ việc tái chế pin là 0,7 tấn.
Báo cáo này cho thấy, trong giai đoạn tái chế, ô tô điện sinh ra lượng khí thải nhiều hơn so với phương tiện chạy bằng xăng dầu. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý, các bộ phận từ xe điện sau tái chế có thể được sử dụng trong sản xuất xe mới, thậm chí là pin tái chế. Điều này hứa hẹn giúp giảm khí thải đáng kể trong tương lai.
Tổng lượng khí thải cả vòng đời từ một chiếc xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch và một chiếc xe điện ở Úc lần lượt là là 333g CO2/ km và 273g CO2/ km. Nghĩa là, trung bình một chiếc xe điện giúp giảm thiểu 18% lượng khí thải Carbon so với xe chạy bằng xăng dầu.
Tương tự như vậy, ô tô điện ở New Zealand (333 g CO2/ km) cho ra khí thải ít hơn so với ô tô sử dụng nhiên liệu hóa thạch (128g CO2/ km). Ở New Zealand, xe điện hoạt động tốt hơn khoảng 62% so với những chiếc xe hóa thạch so về lượng khí thải Carbon.
Nguồn: theconversation.com
Dịch: Xe điện Đại Phát Tín - Xe điện Du Lịch Xanh